Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Mục tiêu, động lực, của CNXH ở Việt Nam.

Mục tiêu, động lực, của CNXH ở Việt Nam.

a. Mục tiêu
            * Mục tiêu chung
            Đó là độc lập tự do cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, là xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, đôc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
            Mục tiêu này được Người đề cập dưới nhiều hình thức khác nhau:
            + Có khi người trả lời một cách trực tiếp; “ Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn giản và dể hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”; “ Mục đích của CNXH là không ngừng nâng cao mức sông của nhân dân”.
            + Có khi Người nói một cách gián tiếp: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
            + Có khi Người diễn giải mục tiêu tổng quát thành các tiêu chí cụ thể: “ CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tôt dần dần được xóa bỏ…”.

* Mục tiêu cụ thể
            - Mục tiêu chính trị:
            + Chế độ chính trị phải do dân nhân lao động làm chủ.
            + Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước thực hiện 2 chức năng: Dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù nhân dân.
            + Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng.
            + Củng cố các ý thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiểu quả quản lý của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp.
            - Mục tiêu kinh tế;
            + Xây dựng nên kinh tế vững mạnh đảm bảo cho chế độ chính trị XHCN
            + Xây dựng công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỷ thuật tiên tiến.
            + Thiết lập chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu.
            + Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, duy trì nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
            + Chú trọng đến vấn đề lợi ích trong hoạt động kinh tế.
            - Mục tiêu VH-XH
            + Là một mục tiêu cơ bản trong xây dựng CNXH.
            + Văn hóa biểu hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của XH, đó là: Xóa nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục lạc hậu.
            + Tập trung xây dựng nền văn hóa mang bản chất XHCN, Người khẳng định: “ Xã hội chủ nghĩa về nội dung”.
            + Phương châm xây dựng nền văn hóa mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng.
            - Mục tiêu con người
            + Đạo tạo con người là nhiệm vụ hàng đầu, là động lực quyết định nhất của cách mạng XHCN.
            + Quan tâm trước hết về mặt tư tưởng, Người nhấn mạnh: “Muốn có con người XHCN trước hết phải có tư tưởng XHCN”. Để có tư tưởng XHCN ở mỗi con người, Người yêu cầu: học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác- Leenin; nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH.
            + Nhấn mạnh đến trao dồi rèn luyện đạo đức cách mạng (trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người sống có tình nghĩa, có tinh thần quốc tế trong sáng ); quan tâm đến tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng công hiến cho XH.
            + Nhấn mạnh hơn nữa mối quan hệ tài năng với đạo đức, theo Người: “ Có tài mà không có đức là hỏng”. Do vậy, mọi người phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”.
           
            b. Động lực
            Xác định được mục tiêu của CNXH còn đòi hỏi phải xác định và phát huy được các động lực của nó thì mới đưa sự nghiệp xây dựng CNXH đạt tới mục tiêu.
            - Động lực con người
            Đây là động lực quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả. Bao gồm cộng đồng và cá nhân,
            Để phát huy động lực con người cần phải:
            + Phat huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc. Sức mạnh cộng đồng là sức mạnh của tất cả các tâng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, các tổ chức và các đoàn thể, các dân tộc và các tôn giáo, đồng bào trong nước và đồng bào nước ngoài.
            + Phát huy sức mạnh con người với tư cách là các nhân người lao động.
            Có phát huy sức mạnh cá nhân với phát huy sức mạnh cộng đồng, để phát huy sức mạnh các nhân cần phải:
            Tác động vào nhu cầu lợi ích của người lao động – hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ.
            Chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hòa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân.
            Trong đấu tranh cách mạng có nhiều lĩnh vực đòi hỏi con người phải chịu sự hy sinh, sự thiệt thòi. Vì vậy, chỉ có lợi ích kinh tế không thể nào giải quyết được mà cần có động lực chính trị tinh thần.
            Vì vậy, HCM yêu cầu: Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động trong sở hữu, trong sản xuất và phân phối. Điều này đòi hỏi tính nghiêm minh của pháp luật, trong sạch liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến địa phương.
            - Động lực kinh tế:
            + Tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động.
            Hoạt động của con người được thúc đẩy bằng nhu cầu và lợi ích của họ. Do đó, tác động vào lợi ích đối với hoạt động của con người có thể gây hiệu quả tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, cũng có thể triệt tiêu và kìm hãm sự phát triển đó.
            Không chỉ quan tâm đến nhân dân nói chung, mà còn quan tâm đến từng cá nhân, từng con người cụ thể, kết hợp hài hòa 3 lợi ích: xã viên có lợi, hợp tác xã có lợi và nhà nước có lợi.
            + Xử lý đúng đắn lợi ích chung và lợi ích riêng. HCM rất coi trọng lợi ích chính đáng của người lao động, đặt nó trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
            + Thực hiện công bằng trong phân phối lợi ích.
            - Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế
            HCM xác định rõ nội lực là quyết định nhất vì vậy Người thường nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính.
            Bên cạnh đó tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp được sức mạnh của thời đại để sử dụng tốt những thành tựu khoa học kỷ thuật của thế giới, kinh nghiệm quản lý của các nước. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
            - Bên cạnh các động lực phát triển, cần phải khắc phục những trở lực kìm hảm sự phát triển của CNXH. Để làm được điều này Người yêu cầu:
            + Thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
            + Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
            + Phải thường xuyên đấu tranh chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.
            + Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập.

1 nhận xét: