Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Văn Hóa – Giáo Dục và Văn Hóa – Đời Sống.

Văn Hóa – Giáo Dục và Văn Hóa – Đời Sống.

a.      Văn Hóa – Giáo Dục
Mục tiêu của VHGD là thực hiện cả 3 chức năng của VH bằng GD, có nghĩa là bằng dạy và học, nhằm:
- Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh của nhân dân
- Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Cải tạo “trí thức củ”, “đào tạo trí thức mới’, thực hiện “ công nông hóa trí thức” và “ trí thức hóa công nông”, xây dựng đội ngũ tri thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao.
Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải:
- Nội dung GD phải bao gồm văn hóa, chính trị, khoa học – kỉ thuật, chuyên môn nghề nghiệp.
- Gắn nội dung GD với thực tiễn, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học tập phải kết hợp với lao động. Phải phối hợp cả 3 khâu gia đình, nhà trường, xã hội.
- Phải học mọi nơi, mọi lúc; học mọi người, học suốt đời, phải coi trọng việc học, tự đào tạo và đào tạo lại.
- Giáo dục phải làm cho cán bộ đảng viên nắm vững và vận dụng được lập trường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mac – Leenin vào thực tiễn Việt Nam. Nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng.
           
b.   Văn Hóa – Đời Sống
VHĐS thực chất là đời sống mới, được HCM nêu ra với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có qua hệ mật thiết với nhau trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ đạo.
                   Đạo đức mới:
     + Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Những phẩm chất cơ bản nhất của đạo đức mới là: trung với nước hiếu với dân, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. Trong đó HCM nói tới nhiều nhất là: “cần, kiệm, liêm, chính”.
     + Nếu không giữ cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành con sâu mọt của dân, vì vậy HCM chủ trương: “Thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính”. “Nêu cao là thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”.
                   Lối sống mới:
     + Là sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
     + Xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải sửa đổi những việc rất cần thiết rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc – đây chính là phong cách sống và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.
     + Tức là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi.Trong quan hệ với nhân dân, bè bạn, đồng chí anh em thì cởi mở, chân tình ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến trân trọng con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm túc, với người thì độ lượng khoan dung.
Nếp sống mới:
     + Kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục, đồng thời phải biết cải tạo những phong tục tập quán cũ, lạc hậu, bổ sung, những cái mới tiến bộ mà chưa có. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà hợp lý thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm, phải bổ sung.
     + Đây là công việc hết sức khó khăn, phức tạp đòi hỏi mọi người phải nâng cao nhận thức, phải đấu tranh kiên trì mới có thể xây dựng được những thói quen, phong tục tập quán mới, thực hiện đời sống mới.
     + Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng nhưng không thể xóa bỏ nó bằng trấn áp thô bạo, mà phải cải tạo nó một cách thận trọng không nôn nóng và lâu dài. Trước hết phải tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cụ thể.
     + Xây dựng đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, đến các tập thể các đơn vị, ở làng xã, phố phường, cho đến nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét